Vào tháng trước, CEO Nissan xác nhận hãng đang vận hành “trong tình trạng nguy cấp” khi doanh số các thị trường lớn đều sụt giảm nghiêm trọng dẫn tới thiệt hại tài chính nặng nề. Các biện pháp khẩn cấp đã được đề ra như giảm lương lãnh đạo, cắt giảm nhân sự và cả sản lượng toàn cầu.

Tuy nhiên, có thật sự Nissan đang ở mức nguy cấp như lãnh đạo hãng chia sẻ hay đây là một hình thức phóng đại? Liệu hãng xe vừa tròn 110 tuổi (xe đầu tiên sản xuất vào 1914) có thật sự chỉ còn từ 12 tới 14 tháng để quay đầu?

Tình thế nguy cấp của Nissan: Phải thanh toán 40.000 tỷ đồng năm sau, đối mặt khoản nợ lớn nhất lịch sử, gặp vấn đề lớn từ Trung Quốc- Ảnh 1.

Từ tháng 11 tới nay Nissan đã kích hoạt trạng thái hoạt động khẩn cấp khi lợi nhuận của họ giảm tới mức đáng báo động trong năm 2024. Ảnh: Nissan

Đầu tiên, con số 12 tới 14 tháng được giới lãnh đạo Nissan đề cập có lẽ là để nhắc tới kỳ hạn trái phiếu năm 2026 của hãng. Khi đó, Nissan sẽ nợ 5,6 tỷ USD – khoản nợ lớn nhất trong lịch sử hãng. Trong năm 2025 tới đây, hãng cũng sẽ phải thanh toán 1,6 tỷ USD (khoảng 40.000 tỷ đồng) cùng từ nguồn tương tự.

Vào năm 1999 khi liên minh Renault – Nissan được thành lập, thương hiệu Nhật khi đó cũng “nợ chồng nợ” và phải cắt giảm 14% nhân sự toàn cầu (hơn 21.000 người). Người lèo lái Nissan ra khỏi tình thế khủng hoảng khi đó là cựu chủ tịch Renault – Nissan Carlos Ghosn. Ông giờ lại là kẻ thù lớn nhất của họ khi bị cáo buộc sử dụng tiền công ty sai mục đích.

Tình thế nguy cấp của Nissan: Phải thanh toán 40.000 tỷ đồng năm sau, đối mặt khoản nợ lớn nhất lịch sử, gặp vấn đề lớn từ Trung Quốc- Ảnh 2.

Vấn đề của Nissan tới từ việc đội hình của hãng ở nhiều khu vực thiếu đi những mẫu xe “đinh” có thể làm chủ lực doanh số lâu dài. Ảnh: Drive

Quay lại năm 2024, lợi nhuận của Nissan đã giảm… 304% buộc hãng phải cắt giảm 9.000 nhân sự toàn cầu và bán đi một phần cổ phần Mitsubishi mình đang sở hữu. Tuy vậy, tình thế Nissan chưa tới mức quá nghiêm trọng.

Tại Mỹ, Nissan sở hữu một trong top 10 hãng xe bán chạy nhất (Nissan Rogue/X-Trail – thứ 9) với 189.156 xe bán ra tính tới hết quý III. Doanh số hãng trong quý III giảm 9,4% so với mức giảm 8% của Toyota hay 7% của Kia. Tuy nhiên, doanh số cả năm của họ nhìn chung chỉ giảm không đáng kể (1%).

Tình thế nguy cấp của Nissan: Phải thanh toán 40.000 tỷ đồng năm sau, đối mặt khoản nợ lớn nhất lịch sử, gặp vấn đề lớn từ Trung Quốc- Ảnh 3.

Nissan đang tìm đối tác đầu tư để cải thiện tình hình và Honda đang nổi lên là ứng viên sáng giá. Ảnh: Nissan

Vấn đề lớn hơn của Nissan tới từ Trung Quốc. Mức giảm 14,3% doanh số trong tháng 9 với Nissan là không hề dễ chấp nhận. Trong 9 tháng đầu năm, kết quả còn thấp hơn nhiều với mức giảm 26,1%. Cần nói thêm rằng Nissan sụt giảm sâu trong bối cảnh vẫn có mẫu xe bán chạy thứ 4 Trung Quốc (Nissan Sylphy).

Trên thực tế, không phải mình Nissan mà mọi hãng xe Nhật đều đang gặp khó tại Trung Quốc. Họ cùng các thương hiệu Nhật khác đang mất dần thị phần vào tay các đối thủ Trung Quốc khi trong 5 năm vừa qua đã mất 8,8% thị phần thị trường trên.

Tình thế nguy cấp của Nissan: Phải thanh toán 40.000 tỷ đồng năm sau, đối mặt khoản nợ lớn nhất lịch sử, gặp vấn đề lớn từ Trung Quốc- Ảnh 4.

Sylphy là xe chạy động cơ bán chạy nhất Trung Quốc (3 mẫu xe xếp trên đều là xe điện) nhưng cũng không giúp hãng tránh khỏi tình cảnh khó khăn. Ảnh: Nissan

Sự đi xuống của Nissan có phần không nhỏ tới từ đội hình có phần lớn tuổi và thiếu sức sống. Sự thiếu vắng công nghệ hybrid e-Power trên nhiều mẫu xe là một phần khiến hãng xe Nhật bị khách hàng thờ ơ để chuyển sang sử dụng các lựa chọn ngày một đa dạng khác.

Nếu Nissan mong muốn cải thiện tình hình tài chính, ngoài việc tìm kiếm các đối tác và nhà đầu tư chiến lược mới, có lẽ hãng cũng cần nhìn nhận lại đội hình của mình tại từng khu vực để giới thiệu các mẫu xe phù hợp.

Tình thế nguy cấp của Nissan: Phải thanh toán 40.000 tỷ đồng năm sau, đối mặt khoản nợ lớn nhất lịch sử, gặp vấn đề lớn từ Trung Quốc- Ảnh 5.

Nissan cần thêm những mẫu xe đúng xu thế và cả các phiên bản đặc biệt dễ hút khách. Ảnh: Nissan

Lấy ví dụ như tại châu Âu, Nissan có 2 dòng SUV lớn “gánh” doanh số là Juke và Qashqai. Tình hình của hãng vì thế khả quan hơn đáng kể khi so với phần còn lại (và chính họ tại các khu vực lớn khác). Hãng tăng trưởng 0,8% tại khu vực này trong khi cả thị trường đi xuống 6,1%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây