Cơ quan quản lý sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các token được thế chấp “nội sinh”, nghĩa là các token được sản xuất, phát hành trong một hệ thống và được thế chấp bằng tài sản trong chính hệ thống đó.
Sự sụp đổ của dự án Terra đã gây lo ngại về tính ổn định của stablecoin |
CHỤP MÀN HÌNH |
Trong trường hợp hệ sinh thái LUNA/TerraUSD, những người tạo đồng mã hóa này sử dụng thuật toán để mint (đưa dữ liệu mã hóa vào blockchain) hoặc burn (tiêu hủy một lượng coin khỏi lưu thông) các đồng LUNA để giữ cho giá trị của TerraUSD luôn ổn định ở mức 1 USD.
Theo Investopedia, có 3 loại stablecoin chính, gồm stablecoin được thế chấp bằng tiền pháp định (fiat), stablecoin thế chấp bằng tiền mã hóa và stablecoin thuật toán. Đây là loại stablecoin không có tài sản dự trữ. Giá đồng stablecoin này được giữ ổn định bằng cách kiểm soát nguồn cung thông qua thuật toán.
Khi 40 tỉ USD vốn hóa của hệ sinh thái Terra sụp đổ vào tháng 5 năm nay, cơ quan quản lý và các nhà lập pháp buộc phải tìm cách kiểm soát các stablecoin. Dự thảo stablecoin sẽ mở đường cho ngân hàng và các định chế tài chính phát hành stablecoin của riêng họ trong quá trình làm việc với cơ quan quản lý. Dự thảo này sẽ được bỏ phiếu ngay trong tuần tới.
Theo Decrypt, dự thảo về stablecoin đã được thực hiện trong nhiều tháng và cũng nhiều lần bị trì hoãn, phần vì những lo ngại từ phía Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen. Bà thường xuyên dẫn sự kiện TerraUSD để làm ví dụ cho những rủi ro trong thị trường tiền mã hóa. Dân biểu Maxine Waters của Hạ viện Mỹ cũng từng cảnh báo những hiểm họa xung quanh stablecoin vào đầu năm nay. Bà cho biết: “Các cuộc điều tra cho thấy những stablecoin này thực chất không được các tài sản dự trữ hỗ trợ” và việc những nhà đầu tư không được bảo vệ có thể “đe dọa đến sự ổn định tài chính của Mỹ”.