Trên trang Facebook chính thức hơn 846k người theo dõi, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã cảnh báo đến người dùng thủ đoạn lừa đảo khách hàng cài đặt app giả mạo ứng dụng của các cơ quan công quyền (ví dụ như app giả mạo VNeID, Dịch vụ công…), từ đó chiếm quyền điều khiển điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng có diễn biến phức tạp.

Vietcombank cảnh báo một điều quan trọng đến khách hàng, ai cũng cần biết khi giao dịch online- Ảnh 1.

Nhiều app giả mạo ứng dụng của các cơ quan công quyền trong thời gian qua khiến nhiều người dùng sập bẫy lừa đảo

Cùng với đó, Vietcombank cũng có lưu ý quan trọng đến khách hàng về dấu hiệu nhận biết ứng dụng chính thức của Chính phủ trên chợ ứng dụng Google Play/CH Play để không bị lừa đảo cài đặt app giả mạo. 

Nhằm tăng cường bảo vệ người dân, Cục An toàn thông tin đã phối hợp cùng Google ra mắt tính năng “Ứng dụng chính thức của Chính phủ”. Các ứng dụng chính thức của chính phủ sẽ có biểu tượng “Chính phủ” trong phần mô tả, giúp người dùng dễ dàng nhận diện ứng dụng chính thống.

Vietcombank cảnh báo một điều quan trọng đến khách hàng, ai cũng cần biết khi giao dịch online- Ảnh 5.

Dấu hiệu nhận biết “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” (Ảnh: Vietcombank)

Hiện nay, nhiều ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam đã được cấp nhận diện với biểu tượng “Chính phủ” trong phần mô tả như: VNeID, VssID, i-SPEED byVNNIC, hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế, dịch vụ công Bộ Y tế… (danh sách được công bố tại Hệ thống Tín nhiệm mạng).

Vietcombank cảnh báo một điều quan trọng đến khách hàng, ai cũng cần biết khi giao dịch online- Ảnh 6.

Các “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” sẽ có biểu tượng nổi bật, để người dùng dễ phân biệt với ứng dụng giả mạo độc hại

Ngoài ra, khách hàng cũng cần lưu ý 9 nguyên tắc an toàn giao dịch của Vietcombank: 

9 nguyên tắc an toàn giao dịch online của Vietcombank

– Thiết lập mật khẩu, mã PIN smart OTP (mãPIN) theo đúng hướng dẫn khi đăng ký dịch vụ; không nên sử dụng thông tin cá nhân dễ đoán để làm mật khẩu; thay đổi mật khẩu,mã PIN thường xuyên (tối thiểu 12 tháng/lần); bảo vệ mật khẩu, mã PIN và không chia sẻ thiết bị lưu trữ các thông tin này.

– Không nên sử dụng máy tính công cộng để truy cập và thực hiện giao dịch ngân hàng; Không nên sử dụng mạng wifi công cộng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng.

– Không lưu lại tên đăng nhập và mật khẩu, mã PIN trên các trình duyệt.

– Thoát khỏi dịch vụ ngân hàng số khi không sử dụng.

– Lựa chọn các hình thức xác nhận giao dịch có mức độ an toàn, bảo mật theo quy định và phù hợp với nhu cầu về hạn mức giao dịch.

– Cài đặt đầy đủ các bản vá lỗ hổng bảo mật hệ điều hành của thiết bị và của ứng dụng ngân hàng số; xem xét cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và cập nhật mẫu nhận diện mã độc mới nhất trên thiết bị sử dụng để giao dịch.

– Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng ứng dụng ngân hàng số.

– Không cài đặt các phần mềm lạ, phần mềmkhông có bản quyền, phần mềm không rõ nguồn gốc.

-Thông báo ngay cho ngân hàng trong các trường hợp: phát hiện giao dịch bất thường;bị mất thiết bị (máy tính/smartphone/tablet…); bị mất thiết bị tạo OTP; nghi ngờ bị tin tặc tấn công; nghi ngờ bị lừa đảo…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây