Thế giới màn hình smartphone tràn ngập những thuật ngữ mang tính kỹ thuật và đôi khi là quảng cáo quá lố, khiến bạn chẳng biết thế nào mà lần. Ví dụ, thuật ngữ điốt phát sáng hữu cơ (OLED) hoặc điốt phát sáng (LED) cho biết công nghệ mà màn hình điện thoại thông minh sử dụng.

Khi đi mua điện thoại ngoài cửa hàng, bạn sẽ nhận được những lời tư vấn như kiểu màn hình máy này đẹp hơn, sáng hơn máy kia. Nhưng hãy lưu ý, các hãng sản xuất thường hay quảng cáo quá lố màn hình của mình và không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào cản, đôi khi là không đúng bản chất bạn mong muốn.

Ví dụ, “Liquid Retina XDR” của Apple hoặc “Super Actua” của Google chỉ là cụm từ mang tính quảng cáo chứ không thực sự giải thích nhiều về việc màn hình đó chất lượng thế nào. Hay màn hình này có độ sáng cao nhưng đôi khi thông số từ nhà sản xuất thì khoe vậy còn thực tế có khi lại tối hơn.

Một số thông số kỹ thuật khác gây hiểu lầm rất lớn, như độ sáng HDR đạt đỉnh. Thông thường, thông số này biểu thị độ sáng của một điểm duy nhất trên màn hình, không phản ánh việc sử dụng thực tế chút nào.

Apple thực sự đã “chân thực” khi phát hành bảng thông số kỹ thuật cho M4 iPad Pro bao gồm hai mức độ sáng: độ sáng HDR đỉnh và độ sáng toàn màn hình. Hãy chú ý rằng, cái sau mới chính là điều bạn nên quan tâm nhất.

Lần sau vào cửa hàng mua điện thoại mà nhân viên cứ khen thứ này thì tốt nhất đừng nghe- Ảnh 1.

Mỗi hãng sản xuất một kiểu nên khó so sánh

Trong thế giới smartphone, có những thông số kỹ thuật hữu hình để so sánh giữa các thiết bị như dung lượng pin, nhưng có những cái thì không.

Và có những thông số mà nhà sản xuất này đặt ra tiêu chuẩn một kiểu, nhà sản xuất kia lại có tiêu chuẩn khác. Ví dụ, OnePlus 12 có tuyên bố độ sáng tối đa vô lý là 4.500 nits. Tuy nhiên, độ sáng toàn màn hình mà bạn nhận được khi sử dụng hàng ngày thực chất chỉ ở mức 1.600 nits.

Đôi khi, người ta còn không rõ các công ty tự nhận màn hình của mình có độ sáng cao như thế nào. Trong một số trường hợp, có thể đạt được độ sáng HDR cao nhất bằng cách chiếu sáng một điểm ảnh duy nhất, tập trung toàn bộ năng lượng vào điểm ảnh đó để có được kết quả tốt nhất. Những công ty khác sử dụng tỷ lệ trên điểm ảnh thấp hơn mức người dùng thường trải nghiệm.

Pixel 8 Pro được quảng cáo là có độ sáng tối đa lên đến 1.600 nits ở chế độ HDR và lên đến 2.400 nits ở chế độ tiêu chuẩn. Trong phần giải thích, Google cho biết độ sáng HDR được đo ở tỷ lệ 100% trên pixel, trong khi độ sáng tối đa thông thường được đo ở tỷ lệ 5% trên pixel. Khi bạn biết điều đó, không khó để thấy lý do tại sao độ sáng tối đa tiêu chuẩn được đánh giá cao hơn nhiều so với độ sáng HDR.

Lần sau vào cửa hàng mua điện thoại mà nhân viên cứ khen thứ này thì tốt nhất đừng nghe- Ảnh 2.

Quay trở lại với Apple

Nổi tiếng với kiểu quảng cáo bằng ngôn ngữ mỹ miều, khoa trương nhưng lần này phải khen Apple khi họ thể hiện sự chân thực khi liệt kê rõ ràng hai mức độ sáng cho iPad Pro: độ sáng toàn màn hình và độ sáng HDR tối đa.

Chiếc iPad Pro M4 hỗ trợ độ sáng toàn màn hình 1.000 nits và độ sáng HDR tối đa 1.600 nits. Dù không nổi bật so với thông số kỹ thuật, nhưng ít nhất thì nó chính xác.

Độ sáng toàn màn hình được đo khi tất cả các điểm ảnh trên màn hình được chiếu sáng ở chế độ dải động chuẩn (SDR). Không có thủ thuật nào ở đây giống như HDR. Thông số kỹ thuật này đo độ sáng của màn hình trong quá trình sử dụng hàng ngày và do đó, đây là thông số kỹ thuật độ sáng màn hình quan trọng nhất.

Tất nhiên, Apple không phải là công ty duy nhất sử dụng thông số độ sáng toàn màn hình. Tuy nhiên, nhiều công ty lớn cũng không hề công bố thứ này như OnePlus và Google.

Do thiếu sự nhất quán giữa các nhà sản xuất thiết bị, cách tốt nhất để kiểm tra độ sáng toàn màn hình là lên trang web DXOMAR.

Lần sau vào cửa hàng mua điện thoại mà nhân viên cứ khen thứ này thì tốt nhất đừng nghe- Ảnh 3.

DXOMARK dành 35 giờ để thử nghiệm từng điện thoại trên 630 điểm đo. Bao gồm thử nghiệm độ sáng và khả năng đọc trong điều kiện ánh sáng bằng cách sử dụng các trang web và thư viện ảnh. Nói cách khác, kết quả thử nghiệm độ sáng của họ tương đương với xếp hạng độ sáng toàn màn hình.

Ví dụ, thử nghiệm Pixel 8 Pro của DXOMARK cho thấy điện thoại thông minh này có thể hiển thị độ sáng 2.100 nits khi hiển thị một bức ảnh thông thường, thấp hơn so với con số công bố của hãng là 2.400 nits.

DXOMARK cũng phát hiện Samsung Galaxy S24 Ultra có thể đạt độ sáng đỉnh 2.572 nits, thấp hơn một chút so với mức định mức 2.600 được quảng cáo.

Theo Android Police, DXOMARK là trang web duy nhất thử nghiệm độ sáng màn hình trên nhiều thương hiệu, bao gồm Apple, Google và Samsung. Do đó, có thể nói đây là cách tốt nhất để xác định xếp hạng độ sáng thực sự của điện thoại thông minh.

Vì vậy, lần tới khi đọc bảng thông số kỹ thuật hay nghe tư vấn của nhân viên bán hàng, hãy bỏ qua lời quảng cáo về độ sáng màn hình và đi tìm sự thật ở chỗ khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây