Theo trang Cyber Press, 11 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp và mã độc có trên Google Play đã bị các chuyên gia an ninh mạng phát hiện. Đáng nói hơn, các phần mềm độc hại này được ngụy trang rất khéo léo và đã được tải xuống hơn 2 triệu lần trên kho ứng dụng của Google.

 - Ảnh 1.

Ứng dụng chứa mã độc này có hơn 1 triệu lượt tải xuống

Cụ thể, đây là danh sách 11 ứng dụng có chứa mã độc ẩn mình: 

1. Split it: Checks and Tips (Hơn 1 triệu lượt tải về trên Google Play)

2. FlashPage parser (Hơn 500.000 lượt tải về trên Google Play)

3. BeYummy – your cookbook (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

4. Memogen (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

5. Display Moving Message (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

6. WordCount (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

7. Goal Achievement Planner (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

8. DualText Compare (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

9. DessertDreams Recipes (Hơn 100.000 lượt tải về trên Google Play)

10. Travel Memo (Hơn 50.000 lượt tải về trên Google Play)

11. Score Time (Hơn 10.000 lượt tải về trên Google Play)

 - Ảnh 2.

Các mã độc được ngụy trang tinh vi trên Google Play, do đó người dùng cần cảnh giác với các ứng dụng không rõ xuất xứ

Bằng cách sử dụng thư viện “dnsjava” đã bị sửa đổi để thiết lập liên kết với máy chủ DNS độc hại, phần mềm gián điệp này ẩn mình rất kín và khó bị phát hiện. Nó có chứa một loại mã độc mang tên “Android.FakeApp.1669” đặc biệt nguy hiểm khi giúp hacker cắp thông tin tài khoản ngân hàng và dữ liệu cá nhân thông qua các app chứa mã độc.

Các chuyên gia cũng cho biết mã độc này còn có thể tiến hành hành vi bất hợp pháp như cá cược trực tuyến và lây nhiễm thông qua việc truy cập vào các trang web độc hại.

Hiện nay, Google đã xóa nhiều ứng dụng chứa mã độc khỏi cửa hàng ứng dụng Google Play. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ứng dụng chứa mã độc ẩn mình có thể đe dọa đến an toàn cho người dùng. Do đó, người dùng cần cẩn trọng khi tải về các ứng dụng, tuyệt đối không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ.  

Làm gì khi phát hiện điện thoại đã bị dính mã độc?

Nếu phát hiện thiết bị có những dấu hiệu khả nghi như: tụt pin bất thường, xuất hiện biểu tượng lạ, tăng mức sử dụng dữ liệu hay chậm hơn bình thường… thì rất có thể đã bị dính mã độc, phần mềm độc hại.

Giải pháp an toàn và hiệu quả nhất để làm sạch mã độc trên smartphone đó là khôi phục lại thiết bị về trạng thái nguyên gốc (khôi phục cài đặt của nhà sản xuất) để đưa thiết bị về trạng thái như khi mới xuất xưởng, điều này giúp xóa sạch những ứng dụng (trong đó có ứng dụng độc hại) đã xâm nhập vào hệ thống.

Tuy nhiên, để thực hiện điều này, người dùng cần phải sao lưu toàn bộ dữ liệu trên thiết bị của mình. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản Google hoặc Apple ID trên smartphone để đăng nhập trở lại vào thiết bị sau khi đã khôi phục hệ thống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây