Đây là vụ việc thu hút sự chú ý từ dư luận khi một khách hàng đến gửi tiền tại Ngân hàng CITIC ở Quảng Đông (Trung Quốc) phát hiện mình dần bị trừ sạch tiền trong ngày với tổng số tiền lớn lên đến 6 triệu NDT (hơn 21 tỷ đồng).

Theo đó, buổi sáng ông Trinh đến chi nhanh ngân hàng CITIC để mở tài khoản tiết kiệm tại và gửi tổng cộng 6 triệu NDT. Mọi chuyện diễn ra bình thường, yêu cầu của người đàn ông này được xử lý nhanh chóng bởi ông là một “khách hàng lớn”.

Tuy nhiên, đến buổi trưa thì ông Trinh bất ngờ phát hiện điện thoại của mình đổ chông thông báo một loạt tin nhắn. Kiểm tra điện thoại, ông Trinh rất sốc khi thấy thông báo tài khoản tiết kiệm bị trừ 4,7 triệu NDT (khoảng 16,7 tỷ đồng) trong khi ông chưa hề động chạm vào số tiền này.

Ra ngân hàng gửi 21 tỷ vào buổi sáng, đến chiều chỉ còn vài đồng, người đàn ông sập bẫy lừa đảo tinh vi vì thói quen này- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tức tốc gọi điện cho ngân hàng, ông Trinh hỏi rằng ngân hàng có bị lỗi gì không khi ông tài khoản của ông bị trừ số tiền lớn. Tuy nhiên câu trả lời mà ông nhận được là mọi hoạt động đều diễn ra bình thường, ngân hàng yêu cầu ông tự kiểm tra lại. Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại, đến chiều thì tài khoản của ông Trinh chỉ còn 690 NDT (khoảng 2,4 triệu đồng).

Lúc này, ông Trinh lập tức chạy đến chi nhánh ngân hàng buổi sáng vừa mở thẻ, cùng với đó ông cũng đặt ngay câu hỏi cho nhân viên: “Ai đã lấy tiền của tôi?

Dù không có bất cứ hành động nào quá khích, nhưng nhìn thấy tình trạng của ông Trinh, nhân viên ngân hàng đề nghị đóng băng tài khoản ngay lập tức, nhưng ông đã từ chối. Lý do là bởi toàn bộ số tiền trong tài khoản đã mất trắng.

Sau đó, ông Trinh đã nhờ cảnh sát can thiệp và tường thuật lại toàn bộ câu chuyện của mình. Ông cho biết nhận được tin nhắn trừ một số tiền khổng lồ lần đầu tiên, ông nghĩ rằng hệ thống ngân hàng có vấn đề, sau khi hệ thống được sửa chữa, số tiền nhầm lẫn sẽ được hoàn lại.

Tuy nhiên, mãi không thấy ngân hàng thông báo nên ông bắt đầu hoảng sợ rằng mình có thể bị mất số tiền mồ hôi nước mắt. Lúc phát hiện ra thì ông đang ở ngoại thành đàm phán kinh doanh nên chỉ có thể gọi điện đến ngân hàng để tìm hiểu tình hình.

Lúc đầu nhân viên ngân hàng nói sẽ tìm cách giải quyết cho ông sớm nhất có thể, nhưng sau đó họ lại nói rằng tình trạng này không liên quan gì đến ngân hàng. Nhận thấy ngân hàng đang chuẩn bị trốn tránh trách nhiệm, ông Trinh không còn cách nào khác là phải đến trực tiếp tại chi nhánh và sau đó gọi cảnh sát.

Ra ngân hàng gửi 21 tỷ vào buổi sáng, đến chiều chỉ còn vài đồng, người đàn ông sập bẫy lừa đảo tinh vi vì thói quen này- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Cảnh sát vào cuộc điều tra và thực tế hệ thống ngân hàng không hề bị lỗi. Tuy nhiên, số tiền “không cánh mà bay” của ông Trinh đã được phát hiện được chuyển đến một công ty ở Thượng Hải (Trung Quốc). Công ty này chủ yếu kinh doanh điện nước.

Nhưng sau khi cảnh sát hỏi ông Trinh về công ty này thì ông khẳng định không hề biết hay hợp tác, ký hợp đồng thanh toán với công ty đã nhận số tiền trên.

Tiếp tục điều tra, cảnh sát phát hiện ra dù công ty này quy mô hoạt động lớn và đăng ký kinh doanh tại Thượng Hải nhưng từ năm ngoái, công ty này đã không còn tồn tại. Nhận định ban đầu được đưa ra là công ty này có thể dính líu đến vụ án tội phạm lừa đảo. Nhiều câu hỏi được đặt ra và sự thật đã được cảnh sát vén màn. 

Thực tế, ông Trinh đã bị lừa đảo mà không hề hay biết. Đầu tiên, điện thoại của ông Trinh đã bị nhiễm mã độc. Vì là doanh nhân nên hàng ngày nhận được rất nhiều tin nhắn rác, trong số tin nhắn rác ông nhận được có một số tin nhắn có chứa đường link có mã độc. Hơn nữa, việc không sử dụng phần mềm bảo vệ thông tin trên điện thoại khiến điện thoại của ông dễ dàng bị mã độc đánh cắp thông tin.

Sau đó, tội phạm lừa đảo đã xâm nhập vào ứng dụng ngân hàng của ông và chuyển tiền Ngân hàng CITIC sang Ngân hàng Minsheng bằng máy POS (đây là máy được tạo ra để lừa đảo tiền trên mạng). Đây là cách để chúng chuyển số tiền lớn, theo dạng chuyển tiền của doanh nghiệp để chiếm trọn số tiền 6 triệu NDT (hơn 21 tỷ đồng).

Chính ông Trinh sau đó cũng thừa nhận rằng mình là dân dinh doanh nên khi nhận được tin nhắn, email người khác gửi thì ông đều đọc. Bởi có nhiều thông tin liên quan đến hợp đồng nên các link, file dữ liệu lạ ông cũng mở ra. Một số link ông click vào sẽ hiện ra là một trang web trắng, ông thoát ra và chẳng suy nghĩ gì. Cảnh sát cho biết chính điều này có thể đã khiến điện thoại của ông bị nhiễm mã độc.

Sau khi điện thoại dính mã độc, kẻ gian có thể theo dõi và lấy được nhiều thông tin, tài khoản quan trọng của ông Trinh như email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng. Đó chính là lý do vụ việc trên xảy ra.

Bên cạnh đó, cảnh sát cũng cảnh báo đến người dân tuyệt đối không click vào các đường link lạ, tệp dữ liệu không rõ nguồn gốc. Khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn…. do lỡ nhấp vào link lạ thì cần tìm đến cơ quan chức năng để được kiểm tra. Đặc biệt, khi gửi tiền và thấy khoản tiền có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan gần nhất để được giải quyết kịp thời.

Nguồn: Baijiahao

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây