Đây là câu chuyện đã xảy ra tại một chi nhánh ngân hàng tại Hồ Bắc (Trung Quốc), tuy nhiên thời gian gần đây nó được chia sẻ mạnh mẽ bởi nhiều vụ lừa đảo chuyển tiền với hình thức tương tự tái diễn. 

Vào chiều ngày 18/6/2019, người phụ nữ họ Song (58 tuổi, Ân Thi, Hồ Bắc, Trung Quốc) đến quầy giao dịch của ngân hàng tại địa phương. Người phụ nữ này nói rằng bà cần rút khoản tiền tiết kiệm 1,3 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng) chưa đến kỳ hạn. 

Người thực hiện yêu cầu của bà Song là Khương Hà – nhân viên của ngân hàng. Cô phát hiện vị khách đến yêu cầu rút tiền để chuyển đi có dấu hiệu bất thường với nét mặt hơi lo lắng và ánh mắt lấm lét như sợ ai đó phát hiện. Với phương pháp nghiệp vụ, Khương Hà bắt đầu đặt ra liên tiếp các câu hỏi cho khách hàng về các giao dịch rút và chuyển tiền này. Tuy nhiên, câu trả lời của khách hàng có phần lấp liếm và nhất quyết đòi rút tiền để giao dịch. 

Quyết không cho người phụ nữ rút tiền, nhân viên ngân hàng chẳng những không bị phạt mà còn được khen thưởng- Ảnh 1.

Bất lợi trong việc rút tiền tiết kiệm khi chưa đến kỳ hạn là rất lớn, tuy nhiên bà Song vẫn nhất định rút tiền về. Ngoài ra, một điểm rất bất thường nữa là bà Song thỉnh thoảng lại nghe điện thoại với tâm lý lo sợ. Điều này khiến giao dịch viên là Khương Hà quyết định không cho người phụ nữ rút tiền. Bởi lẽ, cô nghi ngờ khách hàng của mình có thể gặp phải tình huống lừa đảo. 

Cô tìm cớ trì hoãn giao dịch và đồng thời báo cảnh sát. Bà Song lúc này liên tục tìm cách hối thúc cô sớm hoàn tất việc rút tiền vì cần tiền để xử lý công việc gấp, nhưng vẫn chưa nói rõ lý do. Khoảng vài phút sau, cảnh sát sau khi nhận được tin báo từ Khương Hà đã có mặt tại hiện trường. Lúc này, bà Song mới kể sự thật về nguyên nhân khiến bà rút tiền tiết kiệm dù phải chịu thiệt hại. 

Bà kể lại vào buổi sáng ngày hôm đó, bà đã nhận được cuộc gọi từ một số không quen biết. Ban đầu cô bỏ qua, nhưng cuối cùng đã nghe máy sau nhiều lần chuông reo liên tục. Người gọi đến tự nhận là cảnh sát và báo cho bà rằng bà đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng. Để chứng minh mình vô can, cô được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng. Trong tình trạng hoang mang, bà Song đã đồng ý và định đến ngân hàng để thực hiện giao dịch theo yêu cầu. Đối tượng đó cũng dặn cô không được nói với ai về việc chuyển tiền để không làm ảnh hưởng đến cuộc điều tra.

Quyết không cho người phụ nữ rút tiền, nhân viên ngân hàng chẳng những không bị phạt mà còn được khen thưởng- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngay sau khi nghe lời kể của bà Song, cảnh sát lập tức khẳng định rằng bà đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo. Theo đó, cảnh sát không bao giờ yêu cầu thông tin cá nhân qua điện thoại hay yêu cầu chuyển tiền qua ngân hàng trong các cuộc điều tra.

Cuộc trò chuyện với cảnh sát đã khiến bà Song sáng mắt và nhận ra mình suýt nữa đã mất một số tiền lớn. Sau khi sự việc được làm sáng tỏ, nữ nhân viên Khương Hà lẫn cán bộ lãnh đạo ngân hàng đã được ghi nhận và khen ngợi vì đã nhanh trí, ngăn chặn được một vụ lừa đảo có thể xảy ra.

Cảnh sát địa phương sau đó cũng cảnh báo đến người dân thủ đoạn gọi điện giả danh cơ quan chức năng nhằm tránh bẫy lừa đảo của đối tượng xấu.

Người dân không nên vội vàng làm theo yêu cầu, hướng dẫn khi rơi vào trường hợp này. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho cảnh sát gần nhất.

Theo 163

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây