Theo đó, từ ngày 1/1/2025, hạn mức rút tiền mặt của các thẻ tín dụng thuộc cùng 1 thương hiệu thẻ là 100 triệu đồng/tháng. Trước đó, hạn mức rút tiền mặt thẻ tín dụng quốc tế là từ 50-100% hạn mức tín dụng được cấp, tùy loại thẻ (không áp dụng hạn mức rút tiền mặt theo tháng).
Đáng chú ý, hạn mức nêu trên áp dụng với các thẻ tín dụng thuộc cùng 1 thương hiệu thẻ của 1 chủ thẻ. Ví dụ: một chủ thẻ tín dụng có thể sở hữu nhiều thẻ tín dụng mang các thương hiệu khác nhau như Visa/Mastercard/JCB/American Express/UnionPay nhưng hạn mức rút tiền mặt của tất cả các thẻ tín dụng cùng 1 thương hiệu Visa (hoặc Mastercard/ JCB/American Express) của chủ thẻ đó là 100.000.000 VND/tháng.
Bên cạnh quy định về hạn mức rút tiền mặt của thẻ tín dụng quốc tế, Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN, từ 1/1/12025, cũng quy định chủ thẻ cần cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân còn hiệu lực.
Cụ thể, theo Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHN, từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và giao dịch chuyển/rút tiền bằng mã QR tại ATM nếu rơi vào tình trạng: chưa hoàn thành đổi số đối chiếu giấy khai báo và thông tin sinh trắc học đúng; chưa cập nhật tiện ích bổ sung thông tin mới thay thế cho giấy tờ tùy thân đã hết hiệu lực.
Trong khi đó, Luật Căn cước 2023 quy định tất cả giấy chứng minh nhân dân (CMND) 9 số và 12 số sẽ hết giá trị sử dụng từ ngày 31/12/2024, yêu cầu người dân phải đổi sang thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip. Điều này đòi hỏi các khách hàng cần cập nhật thông tin CCCD mới trong hồ sơ để không bị gián đoạn giao dịch.
Tuy nhiên, khách hàng vẫn thực hiện được các giao dịch rút tiền tại máy ATM bằng thẻ vật lý, các giao dịch bằng thẻ tại thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS…) dù chưa cập nhật xác thực sinh trắc học. Còn đối với khách hàng có giấy tờ tùy thân hết hiệu lực, ngân hàng sẽ tạm dừng giao dịch thẻ trên tất cả các kênh giao dịch.