Trong một nghiên cứu mới vừa được đăng trên tạp chí Science Advances, một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Paris-Saclay (Pháp) đã tìm thấy dấu vết của các đồng vị phóng xạ plutonium trong những đám mây bụi bao phủ nhiều khu vực ở Châu Âu.

Các đồng vị này đều là “vết tích” đặc trưng của vũ khí hạt nhân. Và đám mây bụi này có nguồn gốc từ sa mạc Sahara. Chúng thường xuyên được thổi đến Châu Âu theo những đợt gió mùa xuyên lục địa.

Nhưng bởi ở sa mạc Sahara hiện không có bất kỳ cơ sở hạt nhân nào, điều này đã các tác giả nghiên cứu đã tự hỏi: Bụi plutonium đã đến từ đâu, nếu không phải là từ quá khứ?

Sau 70 năm, bụi phóng xạ từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn lơ lửng khắp Trái Đất- Ảnh 1.

Quay trở lại hơn 60 năm trước, sa mạc Sahara từng là địa điểm thử nghiệm bom hạt nhân ưa thích của người Pháp. Họ đã thực hiện tới 17 vụ thử bom hạt nhân tất cả ở khu vực này từ năm 1960-1966.

Tuy nhiên, kết quả phân tích 110 mẫu bụi thu thập từ 6 quốc gia (Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Luxembourg và Tây Ban Nha) cho thấy dấu vết đồng vị plutonium không khớp với các vụ thử hạt nhân của người Pháp.

Thay vào đó, chúng trùng khớp với “dấu chân” phóng xạ toàn cầu từ hàng ngàn vụ thử hạt nhân của 2 siêu cường là Mỹ và Liên Xô.

“Tỷ lệ đồng vị plutonium của bụi phóng xạ liên quan đến các cuộc thử hạt nhân của Pháp được tiến hành tại sa mạc Sahara phải thấp hơn 0,07 do thành phần nhiên liệu, cao độ nổ và hệ thống nổ”, các nhà nghiên cứu viết.

Nếu con số đó cao hơn 0,07, bụi plutonium phải thuộc về các cuộc thử nghiệm của Mỹ và Liên Xô.

Sau 70 năm, bụi phóng xạ từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn lơ lửng khắp Trái Đất- Ảnh 2.
Sau 70 năm, bụi phóng xạ từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn lơ lửng khắp Trái Đất- Ảnh 3.

Đám mây bụi thổi từ sa mạc Sahara tới Châu Âu vẫn còn đồng vị hạt nhân từ những quả bom được thử nghiệm trong Chiến Tranh Lạnh.

Theo báo cáo, trong khoảng thời gian Chiến tranh lạnh từ thập niên năm 1950, hai siêu cường đã thực hiện hơn 1.700 vụ thử hạt nhân trên sa mạc, đại dương và các khu vực hoang vu trên thế giới.

Trong đó, Mỹ đã tiến hành 1.032 cuộc thử hạt nhân từ năm 1945 đến năm 1992. Liên Xô đứng thứ hai trong danh sách với 715 cuộc thử nghiệm được tiến hành từ năm 1949 đến năm 1990. Pháp đứng thứ ba với 210 cuộc thử nghiệm, và Trung Quốc cùng với Vương quốc Anh tiến hành 45 cuộc thử nghiệm mỗi nước.

Những vụ nổ này giải phóng vật chất phóng xạ vào tầng bình lưu, sau đó lan tỏa khắp thế giới, thậm chí lắng đọng ở vùng lõi sa mạc Sahara và được tìm thấy ở cả các rãnh đại dương sâu nhất.

Đáng chú ý, các hạt bụi nhiễm phóng xạ từ thời kỳ này vẫn tiếp tục di chuyển theo gió, tạo thành một phần của chu trình khí quyển tự nhiên. Gió mùa từ sa mạc Sahara thổi tới Châu Âu không nằm ngoài phạm vi tác động đó.

Sau 70 năm, bụi phóng xạ từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn lơ lửng khắp Trái Đất- Ảnh 4.
Sau 70 năm, bụi phóng xạ từ những vụ thử hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn lơ lửng khắp Trái Đất- Ảnh 5.

Số lượng các vụ thử hạt nhân của từng quốc gia trên thế giới.

May mắn thay, ô nhiễm phóng xạ được phát hiện trong tất cả các mẫu ngày nay hiện chỉ còn ở mức không đáng kể.

“Chúng không đủ gây ra rủi ro cho sức khỏe cộng đồng”, các nhà khoa học cho biết. Bởi so với ngưỡng an toàn cho con người, nồng độ bụi phóng xạ plutonium hiện đã giảm xuống dưới 50 lần.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn là một thông điệp mạnh mẽ cảnh báo cho toàn bộ thế giới thấy hậu quả lâu dài của vũ khí hạt nhân. Những quả bom này có thể gây ra tác động hết sức sâu rộng tới hành tinh, ngay cả khi tiếng nổ của chúng đã im lặng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây